Những Cặp Từ Tiếng Anh Dễ Bị Nhầm

Trong bài này, mình sẽ tổng hợp lại một số từ/cặp từ/thành ngữ mà các bạn học tiếng Anh thường sử dụng nhầm hoặc bối rối khi không biết dùng thế nào cho đúng. Sự nhầm lẫn đôi khi không quá nghiêm trọng nhưng sẽ làm nghe hiểu nhầm hoặc không hiểu bạn nói gì.

Cặp từ đầu tiên: Cách phân biệt Study/Learn

Cặp từ này tưởng đơn giản chỉ cần dịch từ tiếng Việt sang là Học mà lại khiến hầu hết người học tiếng Anh mới sử dụng không đúng. Mình sẽ giải thích cụ thể dưới đây:

Từ Study thường được dùng khi chỉ việc học tập ở trường, đọc các tài liệu học thuật (Sách giáo khoa), tham gia bài học trên lớp hoặc thuộc lòng thông tin của môn này, môn kia. Nói chung khi ta muốn nói đến việc học tập nghiên cứu ở trường, mang tính học thuật thì ta sử dụng động từ Study (Học).

  • Jane is studying for her exams
  • How long have you been studying English?

Còn từ Learn để chỉ việc bạn biết thêm kiến thức mới hoặc kỹ năng mới.

  • I learned something very interesting about Dan: Tôi biết được vài thứ rất hay về Dan
  • My daughter is learning to talk: Con gái tôi đang tập nói.

Kết luận lại như sau: Study là để chỉ hành động Học, còn Learn để chỉ kết quả của việc Study hoặc làm việc hoặc nghe thấy… Nói cách khác, việc Study không bao giờ xảy ra ngoài sự chủ động của chúng ta, nó yêu cầu sự tập trung, công sức và mục đích cuối cùng của việc StudyTo learn.

Đôi khi bạn ngồi HỌC rất là lâu mà chả HỌC được thêm chút kiến thức nào, khi đó bạn có thể nói: I studied a lot but I didn’t learn anything.

Cặp từ thứ 2: Early / Soon

Mình gặp rất nhiều người dùng sai 2 từ này luôn. Mình không hiểu sao nhiều bạn luôn dùng Soon với nghĩa là Sớm. Hãy xem cách phân biệt Early và Soon dưới đây:

  • Vietnamese people usually get up very soon (Sai)
  • In Vietnam, people usually get married soon (Sai)

Soon không hẳn nghĩa là Sơm – Ta dịch chuẩn phải là Sớm thôi/Không lâu nữa/ Không lâu sau so với thời điểm xác định. Chẳng hạn khi bạn đang trên đường về nhà, bạn có thể nhắn cho vợ bạn như sau:

  • I will be home soon, honey = Anh sẽ có mặt ở nhà sớm thôi em yêu!

Hoặc khi bạn vừa về nhà mà lại phải đi luôn vì có việc gấp ở ngoài, vợ bạn có thể nói

  • Oh, You’re leaving so soon.

Còn với từ Early thì ta dùng để chỉ giai đoạn đầu của mộc thời gian hoặc sớm hơn so với lúc bình thường. Trở lại ví dụ dùng sai với Soon ở trên ta có thể viết lại

  • Vietnamese people usually get up very early (Đúng)
  • In Vietnam, people usually get married early (Đúng)
  • I got rich on Youtube, I retired early.

Cặp từ thứ 3: Die / Dead

Nói thật là bản thân mình cũng hay bị nhầm 2 từ này với nhau vì mình cũng là người Việt mà 2 từ này rất hay gây cho chúng ta nhầm lẫn. Bên “Tây” người ta nói về cái chết phức tạp hơn so với “Ta”. Die là động từ / Dead là tính từ. Cùng xem cụ thể cách sự khác nhau giữa Die và Dead như thế nào nhé!

Die là chỉ hành động chết đi. Khi nói về thời điểm chết đi của người hay vật nào đó thì chúng ta dùng quá khứ của Die:

  • He died three days ago.

Dead là để chỉ trạng thái của một sự vật đã chết ta không dùng động từ To Die mà dùng tính từ Dead

  • He’s dead / My cat is dead

Khi bạn mệt mỏi vì việc gì đó mà muốn nói là Mình chết mất thôi thì không dùng To Die mà dùng Dead

  • Oh, I will die (Sai)
  • Oh, I’m dead (Đúng)

Cặp từ tiếp theo là True/False – Right/Wrong

Khi ta nói hoặc viết một câu thì thường có 2 việc xảy ra, một là sai về thông tin/nội dung, hai là sai về ngữ pháp. Trong cả 2 trường hợp này nhiều bạn đều dùng True/False.

  • I’m 120 years old: False
  • I are 33 years old: Wrong

Vậy khi ta đánh giá một thông tin/câu nói nào đó, nếu đúng hoặc sai về mặt thông tin/nội dung thì ta dùng True/False. Còn khi đánh giá về ngữ pháp, đánh vần… thì ta dùng Right/Wrong

Căp từ thứ 5: Either / Too

Cặp từ này cũng không ít bạn dùng sai đâu nhé, hãy xem cách dùng Too và Either sao cho đúng. Chúng ta phần lớn dùng sai với từ Too, chẳng hạn:

  • A: I love this song
  • B: Oh, me too / Đúng
  • A: I don’t love this song.
  • B: Oh, me too / Sai

Bạn chỉ cần nhớ một quy tắc đơn giản là. Khi muốn thể hiện đồng quan điểm với ai đó bạn sẽ dùng Too với câu khẳng định / Either với câu phủ định. Vậy với ví dụ trên B sẽ phải nói:

  • A: I don’t love this song
  • B: Oh, me either / Oh, I don’t either

Cặp từ thứ 6: Win / Beat

Cái này thì đôi khi người bản ngữ cũng hay sai (mà ít thôi, chủ yêu mấy đứa trẻ). Người Việt mình học tiếng Anh mà không dùng sai thì không lấy tiền. Khi nào dùng Win? Khi nào dùng Beat?

Nhiều khi bạn chơi 1 trò nào đó với người khác, bạn thắng và bạn nói:

  • Yeah, I win him / Sai

Người ta chỉ dùng Win để chỉ: win a game, win a match chứ không nói để win a person, win a team. Trường hợp chơi trò chơi với người khác mà bạn thắng họ thì bạn nói:

  • I played chess with my brother and I beat him. I won the game in 10 minutes
  • OMG, Vietnam just beat Arsenal.

Cặp từ 7: Cách dùng Shy / Ambarrassed

Mình dựng một tình huống thế này: bạn đang muốn luyện nói và lên bờ hồ để săn tây. Bạn bắt chuyện và nói nhưng lại nhận ra mình nói sai hoặc nói một điều thật ngốc, khi đó bạn cảm thấy thế nào? Xấu hổ? Trong trường hợp này nhiều bạn sẽ dùng động từ Shy.

Nhưng hãy xem lại ngay, vì Shy không có nghĩa là Xấu hổ mà có nghĩa là Nhút nhát và trong trường hợp trên bạn dùng Embarrassed.

  • I told those foreigners some stupid things, I’m so embarrased.

Nếu bạn ra bờ hồ và không dám bắt chuyện với Tây khi đó bạn dùng Shy

  • I’m to shy to talk to foreigners.

Vậy bạn đã hình dung được cách dùng shy và embarrased chưa? Hãy nghiên cứu thêm nhé.

Sau cùng mình muốn cho các bạn biết là bài viết này mình tổng hợp lại từ Video của Dan Hauer – Giáo viên tiếng Anh người Mỹ. Mình sẽ trích link kênh của anh ấy để các bạn vào tham khảo thêm.

Youtube Dan Hauer: https://www.youtube.com/channel/UCDIJPT98nv7gcWgQ8TeJmrg

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.